DU HỌC ĐỨC

ĐĂNG KÝ NGAY

LÝ DO NÊN CHỌN MIREA

GIÁ TRỊ CỐT LÕI

Nền giáo dục tại Đức vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn rất cao. Mỗi cơ sở giáo dục của Đức luôn mang tính nghiêm túc, kỷ luật cao nhưng cũng hết sức tự chủ và sáng tạo. Tại đây có trên 300 trường đại học lớn nhỏ trải đều khắp các bang. Các trường đại học của Đức được chia làm 2 loại hình đào tạo đó là: Universität (đại học tổng hợp) và Fachhochschule (đại học chuyên ngành hay còn gọi là đại học khoa học ứng dụng). 

DU HỌC HÀN QUỐC

NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

ĐIỀU KIỆN HỌC VẤN

Để nộp đơn vào một trường đại học Đức, bạn cần đạt bằng cấp được trường công nhận, đó là “chứng chỉ đầu vào giáo dục đại học”. Nếu hồ sơ học tập của bạn không được đại học Đức công nhận, bạn cần tham gia một khóa học dự bị kéo dài 1 năm. Một số trường đại học còn yêu cầu ứng viên tham gia TestAS – một bài kiểm tra năng lực – được thiết kế cho sinh viên quốc tế đến từ các nước ngoài EU đăng ký tuyển sinh.

Chương trình 

Yêu cầu 

Dự bị

  • Tốt nghiệp THPT / đang là sinh viên
  • IELTS 6.5 / B1 tiếng Đức

Cử nhân

  • Tốt nghiệp THPT / đang là sinh viên
  • Đã hoàn thành chương trình dự bị
  • IELTS 6.5 / B2 tiếng Đức
  • Tham dự kỳ thi đầu vào (tùy trường)

Thạc sĩ

  • Tốt nghiệp đại học chuyên ngành liên quan
  • IELTS 6.5 / B2 tiếng Đức

ĐIỀU KIỆN VỀ NGÔN NGỮ

Yêu cầu về ngôn ngữ cũng nằm trong số các tiêu chí tuyển sinh của trường đại học. Nếu chương trình cấp bằng của bạn hoàn toàn bằng tiếng Đức, thì bạn sẽ được yêu cầu cung cấp bằng chứng về trình độ tiếng Đức như Deutsche Sprachprüfung für den Hochschulzugang (DSH) hoặc TestDaF. Ngoài ra, nếu khóa học của bạn được giảng dạy bằng tiếng Anh và bạn không phải là người nói tiếng Anh bản ngữ, bạn sẽ được yêu cầu cung cấp điểm IELTS hoặc TOEFL. Thông thường Chương trình đại học: IELTS tối thiểu 6.5 và hoàn thành chương trình dự bị, tùy thuộc từng trường. Dự bị đại học: IELTS tối thiểu là 6.0 và tốt nghiệp THPT hoặc sinh viên đại đọc.

ĐIỀU KIỆN VỀ SỨC KHOẺ

Bảo hiểm y tế rất quan trọng nếu bạn muốn du học Đức. Sinh viên quốc tế phải được bảo hiểm trong hệ thống chăm sóc sức khỏe khi họ ở Đức. Nếu bạn là cư dân của một trong các quốc gia thành viên EU / EEA, thì bạn sẽ có thể sử dụng bảo hiểm y tế của mình từ quê nhà. Tuy nhiên, bạn sẽ cần phải có Thẻ Bảo hiểm Y tế Châu Âu (EHIC).

Mặt khác, nếu bạn không phải là cư dân của các quốc gia thành viên EU / EEA, thì bạn sẽ cần cung cấp bằng chứng về bảo hiểm y tế cho hồ sơ xin thị thực sinh viên cũng như đăng ký học đại học. Bạn sẽ phải trả một số tiền hàng tháng cho các nhà cung cấp bảo hiểm y tế công cộng hoặc tư nhân (nếu bạn trên 29 tuổi).

LỘ TRÌNH DU HỌC ĐỨC

ĐIỀU KIỆN VỀ TÀI CHÍNH

HỒ SƠ DU HỌC HÀN GỒM NHƯNG GIẤY TỜ GÌ?

Để có thể làm hồ sơ, giấy tờ một cách chính xác nhất. Trước tiên bạn nên tìm hiểu kỹ về du học Đức trên internet, sau đó bạn hãy đến công ty tư vấn du học Đức uy tín, để có được những lời tư vấn và hướng dẫn làm hồ sơ chi tiết nhất.

CÁC LOẠI GIẤY TỜ CẦN CHUẨN BỊ

  • 01 hộ chiếu bản gốc, sổ hộ khẩu, căn cước công dân, giấy khai sinh (photo có công chứng)
  • Giấy khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe đủ điều kiện đi du học/ du học nghề
  • Bản sơ yếu lý lịch chi tiết nhất 
  • Các bằng cấp liên quan như: bằng THPT, sổ học bạ THPT, bản gốc bằng Tốt nghiệp Cử nhân, bảng điểm TC/ CĐ/ ĐH bản gốc
  • Chứng chỉ trình độ tiếng Đức từ A2 trở lên hoặc chứng chỉ IELTS.
  • Đơn xin du học hoặc học nghề chi tiết nhất 
  • Ảnh thẻ chụp theo chuẩn quốc tế, thời gian chụp không quá 06 tháng
  •  
ĐĂNG KÝ NGAY

CHI PHÍ DU HỌC ĐỨC

Chi phí du học Đức sẽ không khiến bạn quá lo lắng vì quốc gia này chủ yếu cung cấp giáo dục miễn phí và sinh hoạt phí cũng khá phải chăng. Trung bình chi phí du học Đức tại trường công vào khoảng:

Học phí

16 triệu đồng – 78 triệu đồng/năm

Sinh hoạt phí

250 triệu đồng – 280 triệu đồng/năm

Tổng cộng

266iệu đồng – 358 triệu đồng/năm

  • Học phí

Đại học

Các trường đại học công lập ở Đức không yêu cầu học phí, nhưng sinh viên phải trả phí hành chính mỗi học kỳ, vào khoảng 300 euro/học kỳ. Riêng bang Baden-Württemberg đã quyết định áp dụng lại học phí đối với sinh viên đến từ các quốc gia ngoài EU, với khoảng 1.500 euro/học kỳ. Học phí tại các cơ sở giáo dục đại học tư thục trung bình từ 11.000 – 15.000 euro/năm.

Sau đại học

Chương trình thạc sĩ tại các trường đại học Đức thường miễn phí nếu chúng được xếp vào loại “liên tiếp” – tức là tiếp nối trực tiếp từ bằng cử nhân liên quan đã đạt được ở Đức. Tuy nhiên vẫn có một khoản phí nhỏ cho mỗi học kỳ để ghi danh, xác nhận và quản lý, cộng với Vé học kỳ. Học phí cho chương trình thạc sĩ “không liên tiếp”, dành cho những người đã lấy bằng cử nhân ở nơi khác trên thế giới, khác nhau giữa các trường đại học và có thể vào khoảng 20.000 euro/năm tại trường công và lên đến 30.000 euro/năm tại các trường đại học tư thục của Đức.

Chương trình tiến sĩ miễn học phí tại tất cả đại học Đức – ít nhất trong 6 học kỳ đầu tiên. Chi phí hành chính không quá 250 euro mỗi học kỳ.

  • Sinh hoạt phí

Chi phí sinh hoạt tại Đức phần lớn được sinh viên quốc tế đánh giá là hợp túi tiền. Chi tiêu về ăn, uống, quần áo, giải trí, tài liệu học tập hợp lý. Tuy nhiên, chi phí thuê chỗ ở tư nhân thường cao với nhiều sinh viên quốc tế. Bạn có thể tìm thấy các lựa chọn nhà ở giá cả phải chăng như ký túc xá sinh viên hoặc căn hộ chung cư.

Tiền thuê nhà sẽ là chi phí hàng tháng lớn nhất của bạn. Chi phí chỗ ở sẽ rẻ hơn nếu bạn sống trong căn hộ chung (giá thuê trung bình 280 euro mỗi tháng) hoặc ký túc xá sinh viên (234 euro mỗi tháng). Giá thuê trung bình hàng tháng tại Munich 1.094 euro, Frankfurt 869 euro, Hamburg 839 euro, Berlin 796 euro.

Dựa trên dữ liệu từ DAAD, các chi phí khác trung bình hàng tháng như sau:

Ăn uống

170 euro

Tài liệu học tập

20 euro

Điện thoại, Internet, quần áo…

80 euro

Đi lại

100 euro

Giải trí

60 euro

Bảo hiểm y tế

110 euro

Sinh viên quốc tế ở Đức tài trợ cho việc học của họ bằng nhiều cách, thông qua tiết kiệm, thu nhập của cha mẹ/người giám hộ hoặc học bổng. Nhiều sinh viên làm việc bán thời gian trong thời gian học để có thêm thu nhập cho các chi phí khác ngoài học phí và chi phí chính thức ở Đức. Sinh viên quốc tế đến từ các quốc gia ngoài EU có thể làm việc 120 ngày (toàn thời gian) hoặc 240 ngày (bán thời gian) mỗi năm ở Đức. Thông qua công việc bán thời gian, họ có thể kiếm được tới 450 euro/tháng mà không phải đóng thuế. Một số trường có chính sách hỗ trợ tài chính cho du học sinh khoảng 300 euro/tháng.

.

NHỮNG NGÀNH HÀNG ĐẦU TẠI ĐỨC

  1. Kỹ thuật

Các trường kỹ thuật của Đức liên tục đứng đầu thế giới về thành tích trong các cuộc xếp hạng khác nhau. Điều này là do các phương pháp giáo dục đặc biệt, đội ngũ nhân viên được đào tạo tốt và có kinh nghiệm, các học giả liên quan đến triển vọng trong tương lai. Sinh viên quốc tế có thể chọn trong nhiều môn học để chuyên sâu vào các chương trình cấp bằng như Cơ khí, Y sinh, Ô tô, Môi trường, Hàng không vũ trụ, Điện… Một số trường đại học kỹ thuật hàng đầu là Đại học Munich, Đại học Technische Berlin, Viện Công nghệ Karlsruhe (KIT). Mức lương trung bình hàng năm là khoảng 68.000 euro.

  1. Y và Nha khoa

Đức cung cấp nhiều lựa chọn đại học hạng nhất cho sinh viên Y khoa và Nha khoa. Thường cần hơn 6 năm để hoàn thành các khóa học này. Đại học Heidelberg, Đại học Munich, Đại học Goethe – Frankfurt, Đại học Gottingen là một số trường hàng đầu về Y học ở Đức. Sinh viên tốt nghiệp lĩnh vực này thường làm những công việc được trả lương cao nhất với mức lương trung bình hàng năm là 79.538 euro.

  1. Kỹ thuật công nghiệp

Kỹ thuật công nghiệp liên quan nhiều hơn đến các quy trình và nâng cao các quy trình này. Đức có một loạt các trường đại học được xếp hạng cao. Do ít hoặc không có chi phí giáo dục liên quan, rất nhiều sinh viên quốc tế đăng ký học ngành kỹ thuật công nghiệp. Các trường đại học hàng đầu về đào tạo ngành này ở Đức là Đại học Kỹ thuật Clausthal, Đại học Kỹ thuật Ilmenau, Đại học Kỹ thuật Braunschweig… Mức lương trung bình hàng năm khoảng 62.454 euro.

  1. Quản lý kinh doanh và Kinh tế

Với các khóa học cử nhân và thạc sĩ dành cho sinh viên quốc tế, Đức là điểm đến nổi tiếng cho các chương trình liên quan đến kinh doanh. Yêu cầu đối với nghiên cứu kinh tế phụ thuộc vào loại chương trình và trường đại học, nhưng nhìn chung, cần trình độ giáo dục đại học và tiếng Anh hoặc tiếng Đức. Đại học Mannheim, Đại học Berlin, Trường Kinh doanh GISMA, Đại học Ludwig-Maximilian Munich là một số trường được xếp hạng hàng đầu về Quản lý Kinh doanh và Kinh tế. Mức lương trung bình hàng năm khoảng 65.000 euro.

  1. Luật

Sinh viên quốc tế có thể theo đuổi bằng luật về dân sự, hình sự và luật công tại các trường đại học Đức. Nhiều trường kết hợp giảng dạy trên lớp với phương pháp tiếp cận thực tế. Việc trúng tuyển và hoàn thành bằng cấp có thể là một thách thức với sinh viên. Điều này khiến cho bằng luật trở thành một trong những bằng cấp rất giá trị ở Đức, với mức lương trung bình 74.000 euro mỗi năm cho một luật sư. Các trường đại học luật hàng đầu như Đại học Bayreuth, Đại học Humboldt Berlin, Đại học Bremen…

  1. Toán học

Có hơn 2.000 chương trình cấp bằng Toán học tại các trường đại học Đức, trong đó có 200 chương trình cấp bằng thạc sĩ bằng tiếng Anh. Tư duy phản biện và logic, hiểu biết Toán học, óc tò mò và xử lý áp lực là những kỹ năng cá nhân cần có để cạnh tranh trong lĩnh vực này. Các trường đại học hàng đầu gồm Đại học Bonn, Đại học Gottingen, Đại học Kỹ thuật Munich… Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận nhiều vai trò trong lĩnh vực toán học, bao gồm cả giảng dạy, mức lương trung bình là 68.000 euro mỗi năm.

  1. Khoa học máy tính

Đức được biết đến là một trong những quốc gia phát triển nhất châu Âu về số hóa doanh nghiệp, kỹ năng số hóa công cộng và dịch vụ công kỹ thuật số. Kiếm việc làm trong một công ty công nghệ ở Đức dễ dàng hơn nhờ các chính sách đầu tư vào nghiên cứu và phát triển. Đại học RWTH Aachen, Đại học Ludwig–Maximilian Munich, Đại học Freiberg, Đại học Kỹ thuật Munich… là một số trường hàng đầu về các khóa học liên quan đến Khoa học máy tính và Công nghệ. Mức lương trung bình mỗi năm khoảng 65.000 euro.

  1. Kiến trúc

Đức có các trường đại học kỹ thuật được đánh giá cao cung cấp các khóa học về lịch sử nghệ thuật, thiết kế kết cấu, kiến trúc cảnh quan, kiến trúc truyền thông… Các trường kiến trúc hàng đầu tại Đức là Đại học Bauhaus-Weimer, Đại học kỹ thuật Berlin, Đại học Leibniz Hannover, ABK Stuttgart. Mức lương trung bình mỗi năm khoảng 55.000 euro.

  1. Khoa học tự nhiên

Trong chương trình học của các môn khoa học tự nhiên, các môn học được đào sâu tìm hiểu với mục tiêu quan sát và tìm hiểu về tự nhiên. Một số ngành có thể bao gồm các môn học như Sinh học, Vật lý, Sinh thái học và Thiên văn học. Một số trường đại học hàng đầu về Khoa học Tự nhiên là Đại học Hohenheim, Đại học Kỹ thuật Munich, Đại học Kiel, Đại học Wurzburg… Mức lương trung bình mỗi năm là 66.000 euro.

  1. Tâm lý học

Sinh viên tốt nghiệp ngành tâm lý tìm được sự nghiệp trong Tư vấn, Tâm lý trị liệu, Tâm lý tổ chức, Chuyên môn hành vi, Giáo dục đặc biệt, Quảng cáo… Trong chương trình thạc sĩ, bạn sẽ học ba lĩnh vực lớn của Tâm lý học ứng dụng gồm: Nhân sự và tâm lý tổ chức, Tâm lý học lâm sàng, Tâm lý học và Sư phạm tâm lý. Một số trường đại học Đức cung cấp các khóa học về Tâm lý học bằng cách kết hợp các môn học như Quản trị kinh doanh, Luật và Triết học. Đại học Furtwangen, Đại học Jacobs Bremen, Đại học Ruhr Bochum, Đại học Mannheim, Đại học Freiburg, Đại học Konstanz… là một số trường đại học xuất sắc cung cấp các nghiên cứu về tâm lý học. Mức lương trung bình cho các vai trò trong lĩnh vực này là 57.000 euro mỗi năm.

Các câu hỏi thường gặp

Quy định làm thêm ở Đức là gì?

Có những quy tắc đặt ra về cách sinh viên có thể làm việc tại Đức. Điều này rất quan trọng, vì phạm sai lầm có thể làm tăng đáng kể hóa đơn bảo hiểm và thuế của bạn. Đối với sinh viên từ các quốc gia ngoài EU, các quy định pháp lý đặc biệt được áp dụng:

  • Sinh viên được phép làm việc 120 ngày trọn vẹn hoặc 240 nửa ngày mỗi năm. Bạn không được phép tự kinh doanh hoặc làm nghề tự do.
  • Sinh viên muốn đi làm thêm cần được sự cho phép của Agentur für Arbeit (Cơ quan Việc làm Liên bang) và Ausländerbehörde (Văn phòng Người nước ngoài). Việc bạn có được phép hay không tùy thuộc vào tình hình thị trường lao động: cơ hội tốt hơn ở những vùng có tỷ lệ thất nghiệp thấp.
  • Một ngoại lệ là làm trợ lý học tập. Không có giới hạn về số ngày trợ lý học tập có thể làm việc. Tuy nhiên, bạn vẫn phải thông báo cho văn phòng người nước ngoài. Nếu bạn không chắc chắn công việc thuộc loại nào, bạn nên tìm lời khuyên từ các Dịch vụ sinh viên hoặc Văn phòng Quốc tế.
  • Nếu bạn đang tham gia một khóa học ngôn ngữ hoặc học tại một trường dự bị đại học, bạn thường chỉ có thể làm việc nếu được Cơ quan Việc làm Liên bang và Văn phòng Người nước ngoài cho phép – và chỉ trong thời gian nghỉ.

Đức đưa ra mức lương tối thiểu vào năm 2015. Kể từ tháng 10 năm 2022, mức lương này là 12 euro mỗi giờ. Tuy nhiên, bạn có thể kiếm được bao nhiêu phụ thuộc nhiều vào kỹ năng của bạn, ngành bạn đang làm việc và thị trường lao động khu vực. Ở các thành phố như Munich hay Hamburg, tiền lương theo giờ thường cao hơn, nhưng chi phí sinh hoạt cũng vậy. Đối với trợ lý học tập, trợ lý sản xuất trong ngành công nghiệp hoặc nhân viên dịch vụ tại các hội chợ thương mại, mức lương trung bình theo giờ thường cao hơn một chút so với mức lương tối thiểu.

Sinh viên có thể làm thêm và kiếm được tới 450 euro mỗi tháng mà không phải đóng thuế. Nếu bạn thường xuyên kiếm được hơn 450 euro, bạn sẽ cần có mã số thuế và một số tiền nhất định sẽ được trích từ tiền lương của bạn hàng tháng. Sinh viên có thể lấy lại số tiền này vào cuối năm bằng cách nộp tờ khai thuế.

Nếu bạn làm việc lâu dài ở Đức, thông thường bạn sẽ đóng các khoản đóng góp an sinh xã hội. Chúng bao gồm các khoản thanh toán cho bảo hiểm y tế, bảo hiểm chăm sóc điều dưỡng, hưu trí và bảo hiểm thất nghiệp. Bạn không phải trả các khoản đóng góp an sinh xã hội nếu bạn làm việc dưới ba tháng trong một khoảng thời gian hoặc dưới 70 ngày trong năm. Nếu bạn được tuyển dụng trong một thời gian dài hơn, bạn phải có bảo hiểm hưu trí. Sinh viên thường trả các khoản đóng góp thấp – và chỉ khi họ kiếm được hơn 450 euro mỗi tháng.

Việc thông thạo tiếng Đức sẽ rất có lợi khi tìm việc ở Đức, tuy nhiên vẫn có những vị trí sử dụng tiếng Anh. Sinh viên từ các quốc gia ngoài EU có thể gia hạn giấy phép cư trú tại Đức đến 18 tháng để tìm việc làm sau khi tốt nghiệp. Thời hạn này bắt đầu ngay sau khi bạn có kết quả thi cuối cùng. Vì vậy bạn nên bắt đầu tìm việc làm trong học kỳ cuối hoặc sớm hơn. Trong 18 tháng này, bạn có thể nhận bất kỳ loại công việc nào và làm bao nhiêu việc tùy thích để có thu nhập.

ĐĂNG KÝ NGAY